- Thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
- Xử lý vi phạm
- Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
- Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc
- Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
- Những trường hợp đình công bất hợp pháp
- Thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
- Xử lý vi phạm
- Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
- Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc
- Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
- Những trường hợp đình công bất hợp pháp
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 1 Điều 233 của Bộ luật Lao động quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, bao gồm:
a) Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);
b) Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.
2. Người sử dụng lao động có văn bản yêu cầu tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại. Văn bản yêu cầu có một số nội dung chủ yếu sau:
a) Giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giá trị yêu cầu bồi thường;
c) Thời hạn bồi thường.
3. Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định.
Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị người sử dụng lao động tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý.
Sau khi thương lượng, nếu thống nhất, hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.