- Vi phạm những quy định khác23
- Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn22
- Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn21
- Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn20
- Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn19
- Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
- Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam18
- Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam17
- Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi
- Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
- Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
- Vi phạm quy định về lao động nữ
- Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp15
- Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất14
- Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Vi phạm quy định về tiền lương12
- Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
- Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động9
- Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động8
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định về thử việc6
- Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động5
- Vi phạm về tuyển, quản lý lao động4
- Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm3
- Vi phạm những quy định khác23
- Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn22
- Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn21
- Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn20
- Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn19
- Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
- Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam18
- Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam17
- Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi
- Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
- Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
- Vi phạm quy định về lao động nữ
- Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp15
- Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất14
- Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Vi phạm quy định về tiền lương12
- Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
- Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động9
- Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động8
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định về thử việc6
- Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động5
- Vi phạm về tuyển, quản lý lao động4
- Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm3
Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động9
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;
b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động;
b) Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
c) Không thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp; về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; trả lương và các chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép;
c) Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định;
d) Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại các khoản phí đã thu của người lao động thuê lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.